Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Chợt nhớ bánh Tráng quê mình
Sài Gòn không tự có đặc sản nhưng bất cứ món ăn lạ miệng nào có mặt ở đây đều được đón nhận. Bánh tráng cũng vậy, đến từ nhiều miền xa xôi nay trở thành món quen thuộc gắn với người Sài Gòn.

 


Chiều cuối tuần trời mưa rả rích. Con hẻm dưới nhà thưa người qua lại. Bỗng có tiếng rao mỏng manh vang lên từ cuối hẻm: "Ai... bánh tráng đường mạch nha". Tiếng rao nghe như có từng bước chân bám vào mặt đường trơn trượt, gánh trên vai đôi quang gánh chất đầy bánh tráng, liêu xiêu trong mưa. Tôi mở cửa, đội mưa ra ban-công, gọi vang xuống dưới: "Chị bánh tráng ơi!".


 


Ngọt ngào vị bánh tráng mạch nha


 


Đôi quang gánh dừng trước bậc thềm nhà. Người bán hàng đưa tay vào trong đáy thúng lấy ra một miếng bánh tráng nướng vàng rộm. Tay kia của chị cầm chiếc đũa cả, lần giở nắp nồi. Chị nhúng đũa vào mạch nha rồi quay tròn, quấn thành những cuộn mạch nha vàng óng như tơ, quết lên bánh tráng. Trên cùng, chị nhanh tay rắc cơm dừa trắng phau khắp mặt bánh.


 


Miệng cắn miếng bánh tráng mạch nha, tôi cảm nhận đầy đủ hương vị của món ăn bình dân này. Vị ngọt trong của đường, béo cơm dừa, giòn tan và mằn mặn của bánh tráng khiến những cơn mưa xối xả trước mắt bỗng trở nên nhẹ nhàng, thi vị, lãng mạn. Cứ mỗi khi nhớ nhà, tôi lại nhìn xuống hẻm, mắt lần tìm một gánh bánh tráng mạch nha như thế.


 


Thật ra, bánh tráng mạch nha có gốc gác từ Quãng Ngãi. Là xứ sở mía đường nên người Quảng giữa lưng chiều thèm món ăn chơi thường nướng bánh tráng vàng rộm, bẻ ra từng mảnh nhỏ, kẹp mật mía bên trong hai lớp bánh để nhâm nhi. Món này thường xuất hiện vào những lần thu hoạch mía, làm đường.


 





 


Rồi người Quảng vào lập nghiệp tại Sài Gòn. Bánh tráng kèm theo trong hành lý như một món ăn khỏa lấp nỗi nhớ quê. Vừa để hợp khẩu vị dân Sài thành mà vẫn vừa lòng sự nhớ nhưng của dân Quảng, người bán hàng mới nghĩ ra món bánh tráng quết mạch nha.


 


Người Quảng đã ăn ngọt là phải thiệt ngọt. Họ quấn mạch nha thành từng cuộn trên đầu chiếc đũa, cho vào miệng, cắn thêm một miếng bánh. Ăn vậy mới đã thèm. Người Sài Gòn lại khác, chỉ cần rưới một ít mạch nha lên bánh tráng cho có chút vị ngọt vấn vương, rồi nhâm nhi, thưởng thức với đầy đủ cảm giác. Xuất thân từ miền Trung nhưng vào đến Sài Gòn, bánh tráng với mạch nha lại biến thể thành hình dáng khác. Vì vậy, dù ai đó khăng khăng cho rằng Sài Gòn là nơi phát sinh bánh tráng đường mạch nha, những người Quảng cũng dễ chịu gật đầu, thỏa thuận.


 


Đảm đang như bánh tráng phơi sương


 


Không chỉ miền Trung mới sản sinh ra bánh tráng, mà ngay bên cạnh Sài Gòn, Tây Ninh cũng có một thứ bánh mà khi nhắc đến, "miệng sành ăn" của bất cứ ai cũng phải chép chép, thèm thuồng. Đó là bánh tráng phơi sương.


 





 


Loại bánh tráng này được xem là thành quả của các mẹ, các dì đảm đang ở vùng Lộc Du, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Bột gạo tẻ là nguyên liệu chính, trải qua nhiều công đoạn khá cầu kỳ để có được bánh tráng. Gạo đem vo sạch, xay thành bột nước, hòa với lượng muối vừa phải. Sau đó tráng bột thành bánh mỏng trên nồi hơi nước sôi và tráng thành hai lớp bánh. Bánh chín, người làm bánh trải ra vỉ tre, đem phơi. Sau một ngày nắng bánh sẽ khô, người làm bánh đem nướng trên than hồng, tay đảo bánh thật nhanh để bánh không cháy xém và giữ nguyên màu như giấy trắng. Bánh nướng xong, đợi khi màn sương buông xuống, bánh lại được mang ra phơi. Sau cùng là công đoạn bọc bánh trong lá chuối tươi, giữ cho bánh luôn mềm, xốp.


 


Người Trảng Bàng làm bánh, nhưng thưởng thức phần lớn là người Sài Gòn. Sài Gòn có vô số quán thịt luộc bánh tráng phơi sương luôn tấp nập khách ra vào. Miếng bánh tráng phơi sáng gói thịt luộc là món ăn khoái khẩu. Đã là bánh Trảng Bàng, nhất định phải có rau quế vị ăn kèm. Nếu không, vị ngon của món ăn sẽ giảm đi một nửa.


 


Rong chơi cùng bánh tráng trộn


 


Tây Ninh còn là xứ sở của loại muối tôm ngon nổi tiếng, góp phần tạo nên hương vị của món bánh tráng trộn. Bánh tráng rối nùi được trộn với muối tôm, trứng cút, gan bò, xoài xanh, rau răm, lạc, hành phi... Bánh tráng trộn là một món quà vặt xế chiều của giới học sinh, sinh viên và cả giới văn phòng. Món này có thể bán riêng biệt trong mẹt hàng rong, lắm khi lại kèm theo các gánh trái cây, xe nước giải khát dọc đường. Đến cả những chị em sành điệu, mặc đồ hiệu thèm ăn bánh tráng cũng phải tìm đến các mẹt hàng rong ở một góc đường quen thuộc nào đó.


 














Bánh tráng trộn, món ăn ưa thích của lứa tuổi học trò


 


Một điều thật thú vị, khi hỏi bánh tráng trộn chỗ nào ngon, nhiều người chỉ bạn đến góc đường này, hẻm phố kia mà tìm người bán. Cứ như thế, mỗi người đều có riêng bánh tráng trộn cho mình. Không cần tên tuổi, không cần quán xá, chỉ cần nhớ hao hao nét mặt người bán là đủ. Cứ tầm xế chiều, đói bụng, mọi người lại tìm đến gánh "ruột" mua vài bịch bánh tráng trộn như một thói quen cố hữu.


 


Những con đường Trần Hưng Đạo, Nguyễn Kim, góc công viên... đều được xem là phố bánh tráng trộn. Mỗi một ngã tư hay dưới những gốc cây cũng có thể thấy một mẹt hàng bánh tráng trộn. Vui một nỗi, bánh tráng trộn xuất xứ từ Tây Ninh, nhưng phần lớn người bán gánh bánh tráng trộn lại đến từ miền Trung. Đấy có thể xem là sự giao thoa ẩm thực giữa các miền với nhau ngay tại vùng đất ba trăm năm tuổi này.


 


Theo Vĩnh Nguyên

Vào Bếp

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây (10-04-2024)
    Du khách Hàn Quốc 'phải lòng' bãi biển cát mịn và làn nước trong xanh của Việt Nam (02-04-2024)
    Danh thắng địa chất độc nhất vô nhị: Bàn Than – Hòn Mang – Hòn Dứa (02-03-2024)
    Quảng Bình: Những con số 'biết nói' ở làng du lịch tốt nhất thế giới (18-02-2024)
    Báo Australia nêu '9 điều tuyệt vời nhất nên làm ở Việt Nam' (01-02-2024)
    Hơn 90.000 lượt du khách trong và ngoài nước đến Lễ hội Tết Việt (21-01-2024)
    Kinh nghiệm du lịch Bãi Sao Phú Quốc (08-01-2024)
    Hoa kiểng Sa Đéc mang lại hơn 6.000 tỉ đồng cho tỉnh Đồng Tháp (30-12-2023)
    Tàu Diamond Princess đưa khách du lịch trở lại Cố đô Huế (11-12-2023)
    Tà Xùa - Một trong những thiên đường săn mây đẹp nhất miền núi phía Bắc (11-12-2023)
    Chương trình quảng bá 'Miền Di sản Diệu kỳ' hứa hẹn thu hút du khách Malaysia (23-10-2023)
    Hải Dương giới thiệu nhiều sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ đặc sắc (28-09-2023)
    Phố đi bộ đậm chất châu Âu giữa lòng Hà Nội: Địa điểm check-in mới toanh cho giới trẻ (13-09-2023)
    Cặp bánh trung thu lớn nhất Việt Nam sẽ xuất hiện ở Festival Chí Linh – Hải Dương 2023 (11-09-2023)
    Thành phố nào của Việt Nam lọt top được yêu thích nhất châu Á năm 2023? (29-07-2023)
    3 điểm đến ở Việt Nam vào danh sách nơi tránh nóng lý tưởng ở châu Á (26-07-2023)
    Tạp chí Hàn Quốc nêu 5 lý do nên đến Nha Trang trong Hè này (24-07-2023)
    Câu chuyện ly kỳ của người đàn ông miền sơn cước tìm ra hang động lớn nhất thế giới (22-07-2023)
    Du khách reo hò khi bất ngờ gặp 'điềm may' cá nhám voi ở biển Kỳ Co - Eo Gió (20-07-2023)
    Người đàn ông 30 năm miệt mài xé quần jeans (20-07-2023)

Các bài viết cũ:
    Hà Nội trong mắt người Sài Gòn (10-11-2010)
    Về đất Tây Sơn  (04-11-2010)
    Quyến rũ mùa thu Mộc Châu (29-10-2010)
    Đi thăm chùa Hương (25-10-2010)
    Huyền thoại Suối Mỡ (23-10-2010)
    Mộng mơ Quan Sơn (15-10-2010)
    Đẹp lung linh khoảnh khắc gia đình Việt (13-10-2010)
    Đi thuyền ngược sông Chày (08-10-2010)
    Hoàng hôn Tràm Chim (05-10-2010)
    Hồ Kẻ Gỗ (05-09-2010)
    Cầu Ngói - Chùa Lương (05-09-2010)
    Chùa Cầu Đông (05-09-2010)
    Gạo Tiến Vua (05-09-2010)
    Ngô Đồng Giang (05-09-2010)
    Chùa Xiêm Cán  (01-09-2010)
    Khu du lịch Suối Mỡ - Tỉnh Bắc Giang (01-09-2010)
    Chùa Dâu (chùa Diên Ứng) - Tỉnh Bắc Ninh (01-09-2010)
    Chùa Phật Tích - Tỉnh Bắc Ninh (01-09-2010)
    Làng Quan Họ cổ Viêm Xá - Tỉnh Bắc Ninh (01-09-2010)
    Tháp Bà Pô Nagar (01-09-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152769014.